Dường như Samsung đã khiến những tín đồ công nghệ phải thất vọng khi những tính năng của Intelligent Scan có vẻ không thể so sánh được với Face ID trên iPhone X mặc dù gã khổng lồ công nghệ này đã cố gắng kết hợp giữa công nghệ nhận diện khuôn mặt với công nghệ nhận diện mống mắt.
Năm 2016, Samsung đã cho ra mắt dòng sản phẩm Galaxy Note 7 với việc tích hợp công nghệ nhận diện mống mắt. Một năm sau đó, hãng này đã phải tuyên bố khai tử dòng sản phẩm này vì tồn tại quá nhiều hạn chế so với những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tuy nhiên, đối với công nghệ nhận diện mống mắt, nó thực sự là một bước đột phá về bảo mật ở thời điểm bấy giờ.
![]() |
Khi Samsung giới thiệu dòng sản phẩm Galaxy S8 và Note 8, hãng này vẫn tiếp sử dụng công nghệ quét mống mắt tích hợp cùng công nghệ nhận diện khuôn mặt. Đây được coi là một thách thức không hề nhỏ đối với công nghệ Face ID đầu tiên của Apple.
Nhưng không giống như kỳ vọng, công nghệ nhận diện khuôn mặt của Samsung lại không thực sự đáp ứng được nhu cầu bảo mật cao. Điều này thể hiện rõ qua việc Samsung không sử dụng công nghệ này khi tiến hành thanh toán trên thiết bị di động. Nó đơn giản chỉ là một tính năng giúp người dùng mở khóa thiết bị và nó đơn giản chỉ là một cơ chế mở khóa thiết bị giống như nhận diện mống mắt hay quét dấu vân tay.
![]() |
Chủ nhật vừa qua, Samsung đã tổ chức buổi ra mắt khá thành công 2 sản phẩm Galaxy S9 và S9+ được tích hợp tính năng Intelligent Scan. Tính năng này là sự kết hợp giữa công nghệ nhận diện mống mắt và nhận diện khuôn mặt. Điều này có nghĩa rằng người dùng sẽ phải đăng ký cả mống mắt và khuôn mặt để có thể mở khóa thiết bị. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là hệ thống này được thiết kế chỉ để chọn một trong hai công nghệ, phụ thuộc vào ánh sáng hay mục đích của người sử dụng.
Vào thời điểm hiện tại, iPhone X vẫn là chiếc điện thoại duy nhất được trang bị nhận dạng khuôn mặt an toàn mà có thể được sử dụng để xác thực thanh toán di động trên thiết bị cầm tay. Đó là bởi vì không có điện thoại thông minh nào khác đi kèm với một hệ thống máy ảnh mặt trước quét 3D có thể quét các đường nét độc đáo của khuôn mặt, ngay cả Galaxy S9.
Khi bật Intelligent Scan, điện thoại sẽ cố gắng quét khuôn mặt của bạn trước tiên. Sau đó, nó sẽ kiểm tra mống mắt. Nếu cả hai thất bại thì nó sẽ cố kết hợp cả hai để xác thực danh tính của bạn, CNET giải thích. Về tổng thể, hệ thống được cho là nhanh hơn trước, nhưng điều đó không có nghĩa là nó cũng an toàn hơn.
" alt=""/>Nhận diện khuôn mặt của Galaxy S9 không an toàn như Samsung nóiNhư tên gọi, Have I Been Pwned cho phép bạn kiểm tra tài khoản của nhiều dịch vụ thường dùng có nguy cơ bị tấn công và đánh cắp hay không.
Theo Petapixel, người dùng có thể tìm kiếm dựa theo địa chỉ email, tên người dùng hay cả mật khẩu để biết tài khoản của họ đã bị tấn công hay chưa.
Website khá thú vị này ra mắt vào năm 2013 do chuyên gia Troy Hunt phát triển. Have I Been Pwned hiện được các tổ chức, các nhà cung cấp dịch vụ như 1Password chấp nhận như một phương thức kiểm tra tài khoản của người dùng.
Tất cả dữ liệu bạn nhập vào ô tìm kiếm đều được bảo mật an toàn, không được lưu vào bất cứ hệ thống nào. Thông qua dữ liệu đầu vào, hệ thống sẽ tìm kiếm trong danh sách những tài khoản từng bị hacker tấn công và phơi bày trên mạng Internet.
Hiện tại, hệ thống dữ liệu chứa hơn 269 trang web và khoảng 4,8 tỷ tài khoản từng bị tấn công. Trong số các trang web này, chắc chắn sẽ có những trang dịch vụ rất quen thuộc như Adobe, Snapchat, Imgur, Kickstarter, Comcast, Tumblr và Dropbox.
Ngoài mục kiểm tra tên tài khoản và email, người dùng cũng có thể kiểm tra mật khẩu tại mục Passwords trên thanh công cụ.
Một số dịch vụ nhiều người truy cập như Minecraft hay uTorrent và cả tài khoản Avast cũng từng bị tấn công
Nếu không may tài khoản của bạn xuất hiện trong danh sách bị tấn công và phơi bày trên mạng Internet, hãy chú ý thay đổi mật khẩu ngay lập tức, thậm chí nếu không cần thiết, bạn có thể xóa tài khoản để đảm bảo mọi dữ liệu cá nhân được an toàn.
" alt=""/>Trang web này sẽ tiết lộ tài khoản dịch vụ của bạn có đang bị đánh cắp hay khôngĐầu tháng 3/2018, ICTnews nhận được phản ánh của độc giả H.V.N trú tại Cần Giuộc, Long An về việc có mua hàng qua ứng dụng của sàn thương mại điện tử Akulaku (Akulaku.vn, thuộc Công ty TNHH Silvrr Vision, hoạt động tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam - PV) một chiếc smartphone Samsung Galaxy J7 Pro màu đen, số IMEI 356202090239320.
“Tôi đặt mua ngày 25/2/2018, đến ngày 27/2/2018 thì nhận được hàng. Thông tin cam kết nhà bán hàng là hàng chính hãng, bảo hành chính hãng 12 tháng. Tuy nhiên, khi kiểm tra lại thì tôi bất ngờ phát hiện máy đã kích hoạt bảo hành hãng từ ngày 10/2/2018, tức là đã kích hoạt hơn 2 tuần trước đó”, khách hàng H.V.N phản ánh.
Cũng theo khách hàng này, anh đã liên hệ với bên Akulaku thì phía doanh nghiệp này cho hay đó là do lỗi của Samsung đã “lỡ kích hoạt bảo hành” lô hàng của họ.
![]() |
“Không chấp nhận cách lý giải này, tôi yêu cầu phải đổi máy như cam kết là bảo hành 12 tháng chính hãng, tuy nhiên họ không đổi. 2 tuần là thời gian không hề ngắn, nếu chấp nhận nhận máy theo cách bán hàng như của Akulaku, nhỡ trong thời gian này bị trục trặc, hỏng lỗi lớn thì ai đền bù cho tôi?”, khách hàng H.V.N bức xúc.
" alt=""/>Mua điện thoại mới qua Akulaku.vn, khách hàng bị ép nhận máy đã kích hoạt bảo hành